Xuất khẩu sang Thụy Sỹ 7 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2010
Kế đến là mặt hàng thủy sản với kim ngạch trong tháng đạt 8,6 triệu USD, tăng 86,50% so với tháng 7/2010, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Thụy Sỹ 7 tháng đầu năm lên trên 35 triệu USD, tăng 18,86% so với cùng kỳ năm 2010.
Xuất khẩu sang thị trường Thuy Sỹ 7 tháng năm 2011
ĐVT: USD
Mặt hàng | KNXK T7/2011 | KNXK 7T/2011 | KNXK 7T/2010 | % tăng giảm KN so T7/2010 | % tăng giảm KN so cùng kỳ |
Tổng Kim ngạch | 438.767.882 | 964.100.746 | 1.506.213.966 | 2.425,32 | -35,99 |
đá quý, kim loại và sản phẩm | 414.314.524 | 805.548.604 | 1.400.765.543 | 18.956,72 | -42,49 |
Hàng thủy sản | 8.635.606 | 35.071.850 | 29.507.136 | 86,50 | 18,86 |
Cà phê | 876.247 | 32.844.156 | 24.160.024 | -49,97 | 35,94 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 4.851.022 | 21.623.644 |
| * | * |
giày dép các loại | 2.131.176 | 12.224.109 | 9.909.567 | 26,54 | 23,36 |
hàng dệt may | 2.160.052 | 8.375.526 | 5.583.600 | 25,05 | 50,00 |
Máy vi tính, sản phẩm | 811.572 | 4.926.295 | 5.968.772 | -4,68 | -17,47 |
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù | 455.166 | 3.273.887 | 2.586.784 | 14,99 | 26,56 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 240.755 | 2.673.446 | 2.579.790 | -53,79 | 3,63 |
Sản phẩm từ sắt thép | 457.087 | 2.513.730 | 1.729.410 | 9,74 | 45,35 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
| 2.421.223 | 1.424.442 | * | 69,98 |
sản phẩm gốm, sứ | 57.355 | 1.558.421 | 1.803.107 | -42,74 | -13,57 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 173.150 | 779.183 |
| * | * |
Sắt thép các loại | 33.042 | 100.101 |
| * | * |
Thụy Sĩ hiện là nhà đầu tư lớn thứ 18 trên thế giới vào Việt Nam với tổng đầu tư trực tiếp đạt 1,95 triệu USD năm trước và trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt 226 triệu USD. Các doanh nghiệp Thụy Sỹ đã và đang đầu tư 79 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục và đào tạo... Một số tập đoàn hàng đầu của Thụy Sĩ đã và đang sản xuất kinh doanh rất thành công tại Việt Nam như: Holcim, ABB, Nestle...
Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ, cho rằng phát triển thương mại giữa hai nước còn hạn chế là do yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Sĩ rất cao, đây cũng chính là một trở ngại lớn cho sản phẩm của các nước có trình độ công nghệ còn khiêm tốn như Việt Nam. Mặc dù vậy, do đồng Phrăng (France) của Thụy Sĩ lên giá mạnh, để tăng tính cạnh tranh về giá của các sản phẩm, các doanh nghiệp Thụy Sĩ đang có xu hướng chuyển một phần sản phẩm hay bộ phận dây chuyền sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là các nước châu Á, nơi có những nền kinh tế đang phát triển rất năng động. Do vậy, đây sẽ là một cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước trong thời gian tới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn